Trên trái đất có rất nhiều loài côn trùng có ích giúp diệt trừ sâu bệnh có hại, cải tạo đất, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Nói đến côn trùng thì dường như mọi người chỉ nghĩ đến tác hại của chúng gây ra mà thường không nói đến lợi ích của chúng đối với môi trường và con người. Trên thực tế chỉ có 0,1% các loài côn trùng đi ngược lại với lợi ích của con người. Ngoài ra rất nhiều loài côn trùng có ích bảo vệ môi trường.
Nhiều loài côn trùng như ruồi, muỗi,… được coi là những con vật có hại bởi vì chúng truyền bệnh cho con người hay loài diệt mối làm hỏng các công trình, loài mọt làm hỏng lương thực.
Chúng ta thường đưa ra biện pháp để kiểm soát chúng mà phổ biến là thuốc trừ sâu. Tuy nhiên ngày nay thì các biện pháp kiểm soát bằng sinh học đang ngày càng phổ biến hơn.
Mặc dù các loài côn trùng có hại thường được quan tâm hơn nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều loài có lợi. Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật như ong, bướm, kiến,.. Các loài côn trùng khi lấy mật đã vô tình tạo nên quá trình giao phấn.
Hiện nay do môi trường tồn tại nhiều vấn đề mà quần thể nhà giao phấn đã bị suy giảm. Bên cạnh đó số lượng các loài côn trùng được nuôi để làm vật trung gian thụ phấn cho thực vật đang trong thời kỳ phát triển.
Ngoài ra một số loài côn trùng cũng sinh ra những chất hữu ích như sáp, mật, tơ,…Ong mật đã được con người nuôi rất nhiều để lấy mật hằng ngày. Tơ tằm cũng có ảnh hưởng lớn trong lịch sử loài người bởi nhờ nó mà con người tạo ra tơ lụa phát triển ngành thương mại.
Ấu trùng maggot được sử dụng với mục đích chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoạt tử do vết thương tạo ta. Phương pháp điều trị này đã được sử dụng ở một số bệnh viện trên thế giới.
Có nhiều loài khác cũng có ích cho con người, tiêu diệt các loài côn trùng và bảo vệ nông sản, chúng được coi là kẻ thù của sâu hại có sẵn trong tự nhiên. Nhờ chúng mà cây trông được bảo vệ.
Các loài này tiêu diệt sâu hại bằng hai cách là bắt mồi và ký sinh. Một số côn trùng có tính bắt mồi như bọ rùa, chuồn cỏ, bọ ngựa,… chúng có thể ăn trứng hay sâu non của nhiều loài có hại. Một con rùa chấm có thể ăn khoảng 130 con rệp muội mỗi ngày.
Các loài ong kén, ong mắt đỏ,… thuộc loại ong ký sinh, chúng đẻ trứng vào trứng sâu hại hay cơ thể sâu non, ong non sau khi nở sẽ ăn luôn trứng và sâu hại. Tuy nhiên mỗi loài côn trùng có ích chỉ tiêu diệt được một vài loài sâu hại nhất định nên cần phải có được những hiểu biết sâu sắc về các loài côn trùng để có những biện pháp diệt trừ sâu hại đạt hiệu quả tốt.
Nhiều nơi trên thế giới côn trùng còn được dùng làm thức ăn cho con người tuy nhiên đối với nhiều vùng thì đó lại là một điều kiêng kị. Trên thực tế thì trong nhiều loài côn trùng chứa nguồn protein trong khẩu phần dinh dưỡng của con người.
Người ta không ước tính được có bao nhiêu loài côn trùng nằm trong thực đơn của con người nhưng nó đã có nhiều trong thức ăn, đặc biệt là trong ngũ cốc.
Có nhiều loài côn trùng còn có khả năng cải tạo đất như giun, dế,…Các con giun sẽ liên tục đào xới đất, do đó chúng giúp cho đất được tơi xốp, vừa để cây phát triển dễ dàng, vừa giữ được nước làm cho đất giữ được độ ẩm.
Nói tóm lại, trên trái đất có rất nhiều loài côn trùng có ích giúp diệt trừ sâu bệnh có hại, cải tạo đất, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Con người chúng ta phải biết bảo vệ các loài côn trùng này để chúng phát triển và phát huy được tác dụng tích cực của chúng với mức độ cao nhất.
Theo moitruong.com.vn