Mối Chúa Có Nguồn Gốc Từ Đâu

Mối chúa là thành phần quan trọng nhất trong tổ mối, nhờ có chúng, tổ mối mới được thành lập, duy trì và phát triển. Một tổ mối có thể có một hoặc nhiều mối chúa cùng lúc. Nhìn chung, mối chúa chẳng khác gì một “cỗ máy đẻ” khi cả vòng đời có thể lên đến 25-50 năm của nó chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng.

Tổ được thành lập khi một con mối có khả năng sinh sản tham gia cuộc giao phối. Bầy mối này bao gồm mối sinh sản hậu bị đực và cái từ tổ mối đã phát triển đầy đủ. Khác với mối thợ và mối lính, mối sinh sản được trang bị cánh, nhiều loài có màu sẫm. Sau khi giao phối, chúng tìm chỗ đậu và rụng cánh. Các con mối này trở thành mối vua và mối chúa trong tổ mới, mối chúa chịu trách nhiệm đẻ trứng để duy trì sự sống và phát triển của tổ mối.

Nhiệm vụ của mối chúa trong tổ mối đa dạng và thay đổi qua thời gian. Sau khi kết đôi với một con đực, nó bắt đầu nhiệm vụ của một người “đặt nền móng” trong việc thành lập tổ. Nó phải xác định một địa điểm làm tổ thích hợp, đào xới và bắt đầu đẻ trứng-nở ra lứa mối thợ đầu tiên.

Mối chúa và mối vua được được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi đàn mối thợ, chúng vào “buồng hoàng gia” thông qua một lỗ nhỏ trong các bức tường chắc chắn của tổ mối. Mối chúa đẻ trứng đều đặn mỗi ngày. Mối thợ mang trứng đến phòng ấp trứng.

Lúc đầu, việc sinh sản trứng rất chậm chạp, nhưng tăng dần qua mỗi năm; mối chúa duy trì khả năng đẻ trứng đỉnh điểm của mình trong vòng 7-10 năm. Khi các con mối chúa dự bị-được sinh ra dựa theo nhu cầu của tổ bắt đầu đẻ trứng, kích thước của tổ (số lượng mối thợ) tăng lên nhanh chóng.

Số lượng trứng được mối chúa sinh ra biến đổi tùy theo loài và tuổi của mối chúa. Tại các vùng nhiệt đới, sự sinh sản diễn ra liên tục quanh năm, mặc dù có dao động theo mùa. Tại những vùng có khí hậu ôn hòa hơn, mối thường hoãn việc đẻ trứng trong những tháng lạnh.

Sau khi nở, các con mối non được mang đến buồng dành riêng cho các con mối chưa trưởng thành như chúng, nơi chúng được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi mối thợ. Chúng được di chuyển đến các buồng khác trong tổ khi chúng hoàn thành giai đoạn lột xác cuối cùng để trở thành mối thợ hoặc mối lính. Một tổ mối 2 năm tuổi với khoảng 1000 mối thợ có thể sinh sôi nảy nở lên đến 300,000 mối thợ trong vòng 5 năm tiếp theo. Mối chúa dự bị thường tập trung trong các tổ phụ, không trực thuộc nhưng vẫn liên kết với tổ chính, nhờ đó tổ mối có thể phát triển cả về kích thước lẫn số lượng.

MỐI SINH SẢN CHÍNH

Mối vua, mối chúa và mối cánh (mối sinh sản) được biết đến như thành phần sinh sản chính trong tổ mối. Trong vài trường hợp, mối sinh sản thế hệ thứ hai hoặc thứ ba cũng có thể sinh sản. Các con mối sinh sản thế hệ thứ hai hoặc thứ ba không có cánh, mặc dù chúng có thể có các cơ cánh.

Khi điều kiện thời tiết lý tưởng, mối cánh sẽ được sinh ra bởi mối chúa, sau đó chúng sẽ rời tổ để lập tổ mới. Khi mối cánh đực và mối cánh cái liên kết với nhau để lập tổ mới, ban đầu chúng sẽ xác định địa điểm thích hợp và đào sâu vào bên trong. Sau đó, mối chúa bắt đầu đẻ trứng và chăm sóc lứa trứng đầu tiên. Khi chúng đẻ đủ trứng để hình thành lứa mối thợ, mối thợ sẽ bắt đầu chăm sóc trứng và mở rộng tổ.

Mặc dù mối sinh sản có sự tương đồng nhất định với kiến cánh, nhưng cả mối sinh sản đực và cái đều sống sót sau khi giao phối và tìm một nơi thích hợp để lập tổ, trong khi kiến cánh đực chết sau khi giao phối.

MỐI SINH SẢN THẾ HỆ THỨ HAI VÀ THỨ BA

Mối chúa có thể kiểm soát kích thước tổ và ngăn chặn sự hình thành của mối sinh sản thế hệ thứ hai và thứ ba bằng cách sản sinh ra pheromone. Khi tổ mối đạt đến kích thước nhất định, nó sẽ cho phép mối sinh sản thế hệ thứ hai và thứ ba phát triển. Các con mối sinh sản này sẽ lập các tổ phụ gần tổ chính và bắt đầu đẻ trứng. Khi các tổ phụ được thiết lập, tổ mối sẽ bắt đầu tăng trưởng với mức độ khủng khiếp.

Về phương diện hóa học, mối chúa nguyên thủy trong tổ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của mối sinh sản sinh trưởng trong phạm vi tổ mối. Mối vua và/hoặc mối chúa sản sinh pheromone lan truyền khắp tổ và hạn chế sự hình thành của các con mối sinh sản khác (dự bị).

Chất pheromone ức chế sản sinh bởi mối chúa ngăn chặn sự phát triển của mối sinh sản dự bị cái. Chất này lan rộng khắp tổ thông qua giai đoạn chưa trưởng thành, vì như thường lệ chúng ăn phân của các con khác trong tổ. Khi mối chúa chết, chất pheromone ức chế này cũng ngưng sản xuất, và mối sinh sản dự bị sẽ được sinh ra.

Ở chi Reticulitermes, mối vua và mối chúa có thể bị thay thế bởi số lượng lớn mối sinh sản dự bị, và tổ sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự sinh sản của nhiều mối chúa cùng lúc.

MỐI ĐẤT CHÚA VÀ MỐI ĐẤT SINH SẢN TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Mối đất chúa có thể biển đổi từ màu nâu vàng nhạt đến đen. Mối sinh sản dự bị thuộc loài mối đất chủ yếu màu trắng hoặc rất sáng- cùng màu với mối thợ đồng loại.

VÒNG ĐỜI CỦA MỐI CHÚA

Chúng có vòng đời dài và thường là con mối sống lâu nhất trong tổ. Mối chúa có thể sống 25-50 năm, và sinh sản mạnh mẽ hơn 10 năm. Khi chúng chết và chất pheromone nó dùng để ức chế sự phát triển của mối sinh sản không còn được sản xuất, một con mối chúa mới sẽ lãnh trọng trách phát triển tổ mối.