Đặc điểm của mối chúa, loài vật nguy hại cần diệt trừ

Đặc điểm của mối chúa

Mối chúa, đúng như tên gọi của nó, cà con đầu đàn quan trọng nhất trong tổ mối. Nó như một vị lãnh đạo tối cao của tập đoàn mối, nhờ có mối chúa, tổ mối mới được thành lập, duy trì và phát triển. Về việc sinh sản, mối chúa giống như một “cỗ máy đẻ” khi cả vòng đời có thể lên đến 25-50 năm của nó chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng. Một tổ mối có thể có một hoặc nhiều mối chúa sinh tồn cùng lúc.

Mối chúa

Tổ mối được hình thành khi một con mối có khả năng tham gia giao phối và sinh sản. Khác với mối thợ và mối lính, mối sinh sản còn có thêm cánh, nhiều loài có màu sẫm. Sau khi giao phối, chúng tìm chỗ đậu và rụng cánh. Các con mối này trở thành mối vua và mối chúa trong tổ mới, chịu trách nhiệm đẻ trứng để duy trì sự sống và phát triển của tổ mối.

Mối chúa được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi đàn mối thợ, được ở riêng một buồng chắc chắn. Mối chúa đẻ trứng đều đặn mỗi ngày. Mối thợ có nhiệm vụ mang trứng đến nơi khác để ấp.

Lúc đầu, việc sinh sản trứng rất chậm chạp, nhưng tăng dần qua mỗi năm; mối chúa duy trì khả năng đẻ trứng đỉnh điểm của mình trong vòng 7-10 năm. Khi các con mối chúa dự bị-được sinh ra dựa theo nhu cầu của tổ bắt đầu đẻ trứng, kích thước của tổ (số lượng mối thợ) tăng lên nhanh chóng.

Số lượng trứng được mối chúa sinh ra biến đổi tùy theo loài và tuổi của mối chúa. Tại các vùng nhiệt đới, sự sinh sản diễn ra liên tục quanh năm, mặc dù có dao động theo mùa. Tại những vùng có khí hậu ôn hòa hơn, mối thường hoãn việc đẻ trứng trong những tháng lạnh.

Sau khi nở, các con mối non được mang đến buồng dành riêng cho các con mối chưa trưởng thành như chúng, nơi chúng được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi mối thợ. Chúng được di chuyển đến các buồng khác trong tổ khi chúng hoàn thành giai đoạn lột xác cuối cùng để trở thành mối thợ hoặc mối lính. Một tổ mối 2 năm tuổi với khoảng 1000 mối thợ có thể sinh sôi nảy nở lên đến 300,000 mối thợ trong vòng 5 năm tiếp theo. Mối chúa dự bị thường tập trung trong các tổ phụ, không trực thuộc nhưng vẫn liên kết với tổ chính, nhờ đó tổ mối có thể phát triển cả về kích thước lẫn số lượng.

Vòng đời của mối chúa

Mối chúa có vòng đời dài và thường là con mối sống lâu nhất trong tổ. Mối chúa có thể sống 25-50 năm, và sinh sản mạnh mẽ hơn 10 năm. Khi chúng chết và chất pheromone nó dùng để ức chế sự phát triển của mối sinh sản không còn được sản xuất, một con mối chúa mới sẽ lãnh trọng trách phát triển tổ mối.

Diệt trừ mối chúa

Khi nhà bạn xuất hiện các tổ mối, nếu bạn dùng các cách thông thường để diệt chúng, như dùng bình xịt, đốt,… thì chắc chắc sẽ không bao giờ diệt hết được. Căn bản vì con mối chúa vẫn còn sống, và chúng thì không bao giờ đi ra ngoài mà chỉ nằm yên một chổ để sinh sản. Vì thế, việc cần thiết là bạn phải diệt trừ được mối chúa. Bằng cách sử dụng các hộp nhử để nhử đàn mối thợ, sau đó dùng thuốc rải đều lên đám mối thợ. Chúng sẽ không chết liền, mà thuốc này giống như dịch, nó sẽ lây lan trong đàn mối thợ và lây cho cả mối chúa khi tiếp xúc với mối thợ. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao khi diệt trừ tập đoàn mối.